CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA HAI TỶ PHÚ.

0
1077

Hôm nay mình kể cho mọi người nghe một câu chuyện – chuyện cực kì hay liên quan tới hai nhà đầu tư tỷ đô. Hai người này rất nổi tiếng trong giới đầu tư và đều có thiên hướng đầu tư giá trị.

Điều đặc biệt của câu chuyện này là hai nhà đầu tư đều mua một cổ phiếu ở gần như cùng một thời điểm, chốt lời cũng gần như cùng thời điểm. Tuy nhiên người trước chỉ kiếm lời ở mức nhân 2 lần số tiền đầu tư (200%) còn người sau dù “sao chép” ý tưởng đầu tư từ người trước và mua cổ phiếu ở giá đắt hơn nhưng lại nhân số tiền đầu tư của mình tới 5 lần.

Tất cả là nhờ một công cụ phái sinh có tên gọi LEAPS (tên gọi thì có vẻ nguy hiểm, thực ra rất đơn giản – là cái gì thì chịu khó đọc đến cuối bài sẽ giải thích).

Hai người đó là Bruce Berkowitz Joel Greenblatt.

Câu chuyện về Bruce Berkowitz đầu tư vào cổ phiếu WFC.Bru Berkowwitz

Người Việt mình chắc ít biết Bruce Berkowitz, ông là  một  người Do Thái. Sinh ra và lớn lên ở Anh, qua Mỹ năm 1989. Quỹ đầu tư mà hiện nay ông quản lý có tên là Fairholme.

Vào năm 1989 – 1990, bong bóng BDS ở California sụp đổ, các cổ phiếu ngành ngân hàng nói chung sụt giảm mạnh. Cứ mỗi tháng qua đi, các khoản nợ xấu liên tiếp hiện ra mặc dù trước đó lãnh đạo các ngân hàng đều khẳng định mọi việc đều ổn. Các nhà đầu tư nhanh chóng đi đến kết luận rằng không thể tin vào các con số mà các ngân hàng báo cáo và họ bán tháo cổ phiếu. Trong năm 1990, cổ phiếu ngân hàng Wells Fargo giảm tới 50% trong vòng vài tháng.

Wells Fargo là một ngân hàng lớn thứ 3 ở Mỹ. Và thời điểm này một nhà đầu tư cực kì nổi tiếng Warren Buffett đã nhân cơ hội thị trường sụp đổ mà mua vào cổ phiếu Wells Fargo (WFC) – cho tới giờ ông cũng chưa bán số cổ phiếu này, thậm chí còn mua thêm trong đợt khủng hoảng 2008.

Quay trở lại với Bruce Berkowitz. Tháng 11 năm 1992, ông trả lời phỏng vấn tạp chí Outstanding Investor Digest và giải thích lý do vì sao ông  mua cổ phiếu Wells Fargo, lúc đó đang có giá khoảng 65$/cp. (Giá trung bình của Warren Buffett mua năm 1990 là khoảng 58$/cp).

Bruce Berkowitz cho rằng khi đó đó Wells Fargo có lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phòng là 36$/cp. Nếu thị trường bất động trở về trạng thái bình thường, tỷ lệ trích lập dự phòng hàng năm thông thường là 6$/cp, thì lợi nhuận trước thuế của Wells Fargo sẽ là 30$/cp và lợi nhuận sau thuế là 18$/cp(thuế suất 40%). Giả định PE hợp lý là 9-10 lần thì giá cổ phiếu Wells rơi vào khoảng 160$ -180$, gấp gần 3 lần so với giá hiện tại 65$.

Lúc này Wells Fargo đã đạt mức độ lợi nhuân 18$/cp. Vấn đề cần xem xét là việc trích lập dự phòng và thực trạng các khoản cho vay của ngân hàng này.

Bruce Berkowitz nhận định rằng tình hình tài chính lúc đó của Wells Fargo rất tốt. các khoản nợ xấu của Wells Fargo không quá tệ và ngân hàng có thể thu lại một phần đáng kể tiền gốc. Theo Berkowitz, thực ra do rất thận trọng nên 50% các khoản nợ mà ngân hàng này xếp vào loại nợ xấu thực tế vẫn trả đúng hạn lãi suất và vốn gốc.
Mặt khác tổng trích lập dự phòng của Wells Fargo chiếm khoảng 5% tổng nợ vay   tổng số nợ xấu là 6% tổng nợ vay. Như vậy, để dùng hết các khoản trích lập này thì hoặc 6% nợ xấu hiện tại phải mất gần hết giá trị hoặc phải xuất hiện các khoản nợ xấu mới. Với sự thận trọng như đã nêu của WFC, Berkowitz cho rằng cả hai kịch bản này đều có xác suất xảy ra rất thấp.

Xét về mặt lịch sử thì trong suốt 140 năm hoạt động, Wells Fargo chưa từng thua lỗ năm nào và khi đó ngân hàng này đang phát triển thêm dịch vụ quản lý tài sản hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Với tất cả những phân tích nêu trên, Bruce Berkowitz đã mua vào WFC và Mọi việc diễn ra đúng như dự doán của ông khi lợi nhuận của Wells Fargo nhanh chóng trở lại bình thường. Vào năm 1994, giá cổ phiếu Wells đã tăng lên tới $160.

Kết quả: Bruce Berkowitz nhân hơn gấp đôi số tiền của mình trong hơn 1 năm. Đây trở thành thương vụ ghi dấu ấn tên tuổi ông trong giới đầu tư.

Câu chuyện đầu tư vào WFC của Joel Greenblatt

Joelthe little bookJoel Greenblattông này thì được nhiều người Việt mình biết đến hơn. Cuốn sách rất nổi tiếng của ông ấy “The little book that beat the market” đã được dịch ra tiếng Việt có tên “Công thức kì diệu chinh phục thị trường chứng khoán” và bán rất chạy. Đây là một cuốn sách rất hay và hiện đã hết hàng, chưa có tái bản cuốn mới.

Nếu ai đã xem bộ phim đạt giải Oscar năm ngoái – The Big Short và ấn tượng với nhân vật Dr. Michael Burry thì Joel chính là người đầu tiên đầu tư vào quỹ của Bác sĩ Burry và sau đó kiếm lời hàng tỷ đô.

Joel được biết đến như một huyền thoại đầu tư ở phố Wall. Ông có thành tích 11 năm liên tục có tỉ suất lợi nhuận trung bình 50%/ năm. Một con số đáng kinh ngạc. Và một trong những bí quyết của ông nắm ở LEAPS!

Tháng 12 năm 1992, khoảng 1 tháng sau khi Berkowitz trả lời phỏng vấn, Joel Greenblatt đọc tạp chí Outstanding Investor Digest và đọc được ý tưởng đầu tư cổ phiếu Wells Fargo của Bruce Berkowitz. Joel thấy ý tưởng đầu tư này thực sự rất thuyết phục nên quyết định sử dụng một loại đòn bẩy đặc biệt để gia tăng lợi nhuận.
Lúc này giá cổ phiếu WFC là 77$/cp. Joel đã sử dụng LEAPS chứ không mua trực tiếp cổ phiếu WFC.
LEAPS – là viết tắt của LONG-TERM EQUITY ANTICIPATION SECURITIES – đọc thì thấy loàng ngoằng và nguy hiểm chứ thực ra rất đơn giản –  Nó là một hợp đồng quyền chọn (quyền mua/ quyền bán –  call options or put options) có thời hạn dài hơn 1 năm. LEAPS thường được niêm yết công khai trên các sàn giao dịch và thường có thời hạn tối đa là 2 năm.

Vào tháng 12 năm 1992 Joel mua quyền mua (call options) của cổ phiếu Wells Fargo tại giá thực thi là 80$, hết hạn tháng 1 năm 1995. Ông phải trả 14$ cho 1 hợp đồng quyền mua như vậy.

Sau đó thì như chúng ta đã biết, năm 1994 WFC lên tới 160$/cp. Lúc này Joel vẫn có quyền mua cổ phiếu ở giá 80$ và như vậy trên lý thuyết ông đã lời tới 80$/ cp (hay 80$/quyền call). Thực tế ông còn lời nhiều hơn thế bởi vì quyền call của ông còn cả giá trị kì vọng.

Bỏ ra 14$/ quyền call và bán được hơn 80$/ quyền call -> lợi nhuận gấp gần 5 lân.

Như vậy với công cụ quyền chọn – Joel Greenblatt đã nhân 5 số tiền của mình trong khi người nhận ra cơ hội là Bruce Berkowitz chỉ nhân hơn 2 lần số tiền đầu tư.

Đây là một câu chuyện kinh điển minh chứng cho sức mạnh của quyền chọn nếu bạn sử dụng đúng cách.

—————————
Nếu bạn hứng thú hay quan tâm tới quyền chọn. Hãy click vào đây để đăng kí khóa học Options Coaching: 
http://goo.gl/forms/y9p21bkWDJLTqgAF3
+ Thông tin lớp học Options Coaching
Lưu ý: Hãy trả lời đầy đủ các thông tin bạn có thể sẽ được huấn luyện về quyền chọn MIỄN PHÍ.

 

Thanh Huyền

LEAVE A REPLY