Gần đây thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm rầm rộ, tuy nhiên riêng cổ phiếu ngành bán lẻ thì khá là ảm đạm.
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân của sự sụt giảm này và xem những nhà đầu tư hàng đầu thế giới nhận định ra sao.
Ngành bán lẻ đã được dự báo là sẽ gặp khó khăn vì sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ những công ty bán hàng trực tuyến như Amazon. Đúng như dự đoán, trong khoảng thời gian 4 tháng đầu năm 2017 có tới 14 chuỗi cửa hàng Mỹ tuyên bố họ sẽ tìm kiếm sự bảo vệ từ pháp luật để phá sản, là gấp đôi so với cả năm 2016. Chính vì vậy các cổ phiếu thuộc ngành bán lẻ hầu hết đều sụt giảm.
Các chuyên gia bồi thêm một cú đánh nữa bằng cách đăng đàn và nói rằng ngành bán lẻ Mỹ chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự phục hồi. Thậm chí ông Richard Hayne - CEO hãng Urban Outfitters - một tập đoàn về bán lẻ quần áo , còn ví von khủng hoảng hiện nay của ngành bán lẻ với việc vỡ bong bóng bất động sản.
Ông nói trong buổi báo cáo của công ty rằng: “Có quá nhiều cửa hàng, nhất là cửa hàng bán quần áo. Điều này tạo ra bong bóng, hệt như bất động sản. Bong bóng đó vừa nổ tung. Chúng ta đang nhìn thấy hậu quả: các cửa tiệm đóng cửa và tiền thuê giảm dần. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai gần và thậm chí có thể tăng tốc”
Chưa hết, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's đưa ra nhận định rằng: các trung tâm mua sắm, cửa hàng bán lẻ đồ điện tử và shop thời trang thuộc nhóm vướng nguy cơ phá sản cao nhất. Phân khúc cửa hàng bán thực phẩm và trang trí nhà cửa thuộc nhóm chịu nguy cơ thấp nhất.

Tất cả những nguyên nhân trên khiến phần lớn cổ phiếu ngành bán lẻ sụt thê thảm (Macy’s, Jcpenny, Sears… trong đó JCP và Sears giảm khủng nhất 85%-90%).
Ngay cả tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart cũng đã phải tập trung vào phát triển hệ thống bán hàng trực tuyến. Cựu giám đốc điều hành Walmart, Mike Duke từng nói rằng điều ông hối tiếc nhiều nhất là không đầu tư mạnh hơn vào mảng thương mại điện tử để cạnh tranh tốt hơn với hãng Amazon.
Tuy muộn, nhưng ít nhất thì Walmart cũng đã lấn sân sang mảng bán hàng trực tuyến. Cũng chính nhờ động thái này mà hai quý vừa qua cổ phiếu Walmart đã tăng sau báo cáo kết quả kinh doanh - lý do bởi vì doanh số bán hàng online tăng trưởng tốt. (Mặc dù họ không báo cáo chi tiết số tiền thu được từ bán hàng online mà chỉ công bố con số tăng trưởng - mặt khác họ đã chi hàng tỷ đô để phắt triển bán hàng trực tuyến nhưng thế mạnh của Amazon trong ngành này vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối).

Các hãng bán lẻ khác thì không được may mắn như Walmart (dù thế nào thì Walmart cũng có rất nhiều tiền, và chính lợi thế này đã giúp họ xoay chuyển được tình thế trong lúc khó khăn - một lần nữa, nhiều tiền luôn là một lợi thế cạnh tranh tuyệt vời!).
Mặc dù có vẻ không bị tụt hậu nhưng Walmart vẫn không còn được tín nhiệm từ ngài Warren Buffett. Ông đã bán số cổ phần WMT của mình vào đầu năm 2017 (Ngài Buffett mua cổ phiếu WMT từ 2005. Vào năm 2015 WMT sụt từ 89$ xuống 57$ và hiện nay là 78$).
Thậm chí ngài Buffett còn nói các đối thủ cạnh tranh của Amazon, “bao gồm cả một số lĩnh vực của Berkshire Hathaway vẫn chưa tìm ra cách thức phản kháng lại trong cuộc chiến này”.
Tóm lại: Việc mua hàng trực tuyến đã và đang là xu hướng thời đại. Mua bán online ngày càng phát triển và thông dụng. Điều này không chỉ diễn ra ở Mỹ mà trên khắp thế giới…Có thể nói, ngành bán lẻ truyền thống không còn phù hợp với xu thế phát triển. Ngay cả Warren Buffett cũng đã bán đi cổ phiếu của Walmart. Vậy còn cơ hội nào không?
Đầu tiên, chúng ta phải rõ ràng rằng, ngành bán lẻ xuống dốc không có nghĩa làmọi người không còn mua sắm hàng hóa. Người dân chỉ dịch chuyển từ hành vi mua sắm trực tiếp sang mua sắm online mà thôi.
Vậy thì vấn đề của chúng ta là phải cân nhắc coi cổ phiếu nào vừa bị ảnh hưởng bởi ngành bán lẻ hiện nay (để mua được cổ phiếu giá thấp) nhưng thực chất về lâu dài lại vẫn tồn tại và phát triển (tức là vẫn có người mua hàng của các công ty này), thậm chí họ còn tận dụng được các công ty như Amazon để bán hàng của mình.
Một công ty như vậy chắc chắn phải có THƯƠNG HIỆU mạnh - thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để có được sự trung thành của khách hàng. (và cũng là một yếu tố hình thành nên năng lực cạnh tranh).
Mặt khác công ty này đang bán hàng theo hình thức bán lẻ và tốt nhất nên bán mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Với suy nghĩ như trên mình tìm ra được 3 công ty thỏa mãn điều kiện. Đó là Ralph Lauren Corporation (RL), Coach Inc (COH) và Michael Kors (KORS) .



May mắn là COH và KORS là hai công ty mình theo dõi đã lâu nên mình cũng có chút am hiểu về lĩnh vực này.
Cả ba công ty trên đều là những thương hiệu thời trang nổi tiếng, họ có mạng lưới phân phối toàn cầu tập trung vào các cửa hàng bán lẻ do công ty điều hành. Họ hoạt động kinh doanh theo ba lĩnh vực - bán lẻ, bán buôn và cấp phép (Licensing).
Nói chung ba công ty này là đối thủ cạnh tranh với nhau, về thương hiệu thì được đánh giá nhỉnh hơn một chút là RL, hai công ty còn lại KORS và COH thì ngang nhau ở thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên ưu thế của RL không phải là quá lớn.
Tiếp đó mình phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo dòng tiền, bảng cân đối và các chỉ số tài chính chủ yếu của 3 công ty này trong 5 - 7 năm trở lại đây. Lúc này thì có một công ty chiếm ưu thế tuyệt đối. Đó là Michael Kors (KORS). Hơn nữa, thật vui mừng là, giá của KORS đang ở mức tốt nhất trong cả ba. Mức giá hiện nay của KORS (36-37$/cp) là mức giá hấp dẫn để mua vào theo quan điểm của mình.

Bài viết này thể hiện phần nào phong cách suy luận và lựa chọn cũng như phân tích công ty để mua cổ phiếu của mình.
Bài phân tích chuyên sâu về cổ phiếu Michael Kors (KORS) mình sẽ đăng trong vài ngày tới. Vui lòng chú ý là, bài viết này, và cả bài viết sắp tời về KORS là thể hiện quan điểm cá nhân. Nếu các bạn đọc bài này và quyết định mua KORS thì hãy lưu ý, mình là người theo trường phái đầu tư giá trị, vì vậy không có gì đảm bảo bạn mua cổ phiếu xong giá cổ phiếu sẽ ngay lập tức tăng. Hãy nhớ câu của Warren Buffett:

- CƠ HỘI ĐẦU TƯ KHI NGÀI THỊ TRƯỜNG ĐANG “GHÉT BỎ” NGÀNH BÁN LẺ - May 30, 2017
- Thời Điểm Tốt Để Mua Một Doanh Nghiệp Lớn Là Khi Nào? - May 22, 2017
- Warren Buffett nói về sự khác biệt của Apple và IBM - May 11, 2017