Sau stt về chương trình Moneyoshophy có bạn hỏi “Chị ơi, chị bảo Tâm lý là một trong 3 yếu tố quan trọng để đầu tư thành công. Vậy hai yếu tố còn lại là gì?”
Để trả lời cho câu hỏi đó, tôi viết bài này. Những kiến thức viết trong bài này được đánh đổi bằng mồ hôi công sức của cả chục năm đầu tư thực tế. Nói là đánh đổi bằng máu và nước mắt cũng không ngoa đâu. Nên bạn cứ yên tâm mà đọc tiếp. Đảm bảo không làm bạn thất vọng.
Vì nội dung quá dài nên tôi sẽ tách bài này thành 2 phần.
Phần 1: Chiến thuật giao dịch.
Phần 2: Quản lý vốn và tâm lý giao dịch
PHẦN 1: CHIẾN THUẬT GIAO DỊCH
Hãy tưởng tượng, bạn đang tham gia vào một cuộc chiến mà ở đó bạn là một vị tướng lĩnh – quân lính của bạn chính là những đồng vốn mà bạn có. Mục đích cuối cùng là đạt được chiến thắng và thu về LỢI NHUẬN.
Để giành được chiến thắng ở cuộc chiến này – Bạn cần điều khiển binh lính của mình trên chiến trường mua vào cái này, nắm giữ cái nọ, bán ra cái kia. Vậy khi nào thì mua? Khi nào thì bán? Khi nào thì giữ? Mua bán cổ phiếu nào hay quyền chọn gì?
Để làm được điều đó bạn cần có CHIẾN THUẬT giao dịch. Chiến thuật càng chi tiết, tỉ mỉ, càng tính toán được những tình huống phát sinh và có sẵn chính sách ứng phó cho từng tình huống thì thắng lợi của bạn càng được đảm bảo.
Có vô cùng nhiều loại chiến thuật giao dịch trong thị trường chứng khoán và quyền chọn. Vấn đề là làm sao chọn được chiến thuật tốt nhất?
Khi xem xét một chiến thuật đầu tư, tôi thường xem xét 3 khía cạnh để đưa ra đánh giá xem nó có phải chiến thuật tốt và phù hợp với mình hay không. Đó là:
- Mức độ lợi nhuận trung bình mà chiến thuật này mang lại.
- Mức độ rủi ro tối đa của chiến thuật là bao nhiêu (số tiền cao nhất có thể bị mất)? Xác suất xảy ra rủi ro là bao nhiều % (xác suất xảy ra tình huống bị mất tiền).
- Thời gian phải bỏ ra theo dõi nếu áp dụng chiến thuật này.
Với mỗi chiến thuật mà bạn tìm hiểu, hãy trả lời 3 câu hỏi trên. Sau khi trả lời xong bạn có thể cân nhắc việc áp dụng chiến thuật đó hay không.
Bạn nghĩ một chiến thuật hoàn hảo là chiến thuật có lợi nhuận cao. Số tiền tối đa có thể mất thấp và thời gian bỏ ra theo dõi ít phải không?
Trước đây có một bạn hỏi tôi “ có chiến thuật nào mà lợi nhuận cao (cỡ vài ngàn %), số tiền mất tối đa thấp và thời gian phải theo dõi, phân tích không nhiều không?” Tôi trả lời có – có chiến thuật như vậy: Bỏ ra 10,000 VND có thể được cả trăm triệu. Mất chỉ mất 10.000 VND. Thời gian bỏ ra khoản 10 phút thôi. Chắc hản bạn đoán được rồi nhỉ – Chiến thuật đó là MUA XỔ SỐ – =)) Ha ha =)).
Lấy vị dụ như vậy là vì tôi muốn cac bạn chú ý kĩ về tiêu chí “Xác suất xảy ra tình huống bị mất tiền” – hay có thể hiểu là bao nhiêu % khả năng mất tiền và bao nhiều % khả năng được tiền.
Mua sổ xố không nghi ngờ gì là một chiến thuật lợi nhuận cao, mức độ rủi ro tối đa thấp (chỉ 10 ngàn đồng) và tốn ít thời gian. Tuy nhiên % xảy ra tình huống mất tiền là CỰC CAO. Hay nói cách khác xác xuất để thắng là CỰC THẤP. Vì vậy đây không thể là một chiến thuật giao dịch tốt được.
Với tôi, một chiến thuật giao dịch hoàn hảo phải là : Chiến thuật kiếm được lợi nhuận cả khi thị trường đi lên, đi xuống và đi ngang. Mức độ rủi ro tối đa là 0, xác suất xảy ra rủi ro 0%. Thời gian phải theo dõi thị trường ít và tỷ lệ lợi nhuận vừa phải.
Đọc xong bạn có thấy nghi ngờ không? Chắc bạn nghĩ trên đời làm quái gì có thứ tốt thế – làm gì có cái gì là rủi ro 0%! Thế mà có đấy, thực ra chiến thuật đó trên Website này đã viết rồi. Chỉ là tôi chưa xâu chuỗi nó lại và phân tích kĩ càng cho các bạn tại sao lại là rủi ro 0% mà thôi.
Chiến thuật tuyệt vời này là sự kết hợp của hai chiến lược quyền chọn và phương pháp ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ của Warren Buffett.
Hai chiến lược quyền chọn đó là NAKED PUT và COVER CALL. Đọc xong bài này các bạn có thể tìm lại các bài trước để đọc về chúng để hiểu chúng là như thế nào. Ở đây tôi chỉ nói ngắn gọn:
NAKED PUT: Là chiến lược mà trong khi chờ mua cổ phiếu bạn cũng kiếm được tiền và khi sử dụng chiến lược này thì chỉ có 2 tình huống xảy ra:
Tình huống 1: Bạn không mua được cổ phiếu nhưng bạn kiếm được tiền trong thời gian chờ mua.
Tình huồng 2: Bạn mua được cổ phiếu giá thấp hơn giá bạn kì vọng.
COVERED CALL: Là chiến lược mà trong khi chờ bán cổ phiếu bạn cũng kiếm được tiền. Khi sử dụng cũng có hai tình huống cẩy ra:
TH1: Cổ phiếu không bán được với giá bạn muốn, bù lại bạn kiếm được tiền trong thời gian chờ bán cổ phiếu.
TH2: bạn bán được cổ phiếu với giá mình muốn còn cộng thêm một ít tiền dành cho sự chờ đợi của bạn nữa.
Để cho đơn giản, giả sử công ty mà chúng ta chọn để mua cổ phiếu chính là APPLE mã AAPL và mức giá ta sẵn sàng mua cổ phiếu này là 100$.
Bạn có thể theo dõi sơ đồ sau cho dễ hình dung:
Cụ thể: Đầu tiên bạn áp dụng chiến lược Naked Put để mua cổ phiếu AAPL ở 100$ (giá đang giao dịch 112), thời gian bạn sẵn sàng chờ mua là 1 tháng. Nếu vậy Bạn sẽ được trả 0.7$ cho mỗi cổ phiếu AAPL mà bạn chờ mua (Đây là số liệu thực tôi vừa check xong nhé – không phải tự bịa ra đâu). Giả sử bạn chờ mua 100cp AAPL. Sẽ xảy ra hai tình huống:
Tình huống 1: Bạn không mua được CP này ở giá 100$ do hết tháng mà AAPL không xuống tới 100. Lúc này bạn kiếm được 0.7 x 100 = 70$
Hoặc là:
Tình huống 2: Bạn mua được AAPL với giá thực là 100 – 0.7 = 99.3$/cp
Nếu xảy ra tình huống 1. Bạn thu tiền vào tồi lại tiếp tục Naked Put như thế cho đến khi nào mua được cổ phiếu thì thôi
Nếu xảy ra tình huống 2. Bắt đầu áp dụng chiến thuật Covered Call
Lúc này bạn đã có trong tay 100 Cp AAPL. Bạn áp dụng Covered call để bán chúng. Khi đó xảy ra 2 tình huống:
Tình huống thứ nhất: bạn không bán thành công cổ phiếu – nhưng bạn vẫn thu được một khoản tiền – vậy thì lại tiếp tục lặp lại chiến lược cho đến khi nào bán được cổ phiếu mới thôi.
Hoăc:
Tình huống thứ hai: Bạn bán thành công cổ phiếu ở giá mong muốn. Lúc này lại quay lại Naked put như ở trên.
Bạn thấy đấy: khi áp dụng chiến thuật này kiểu gì bạn cũng kiếm được tiền. Dù mua được cổ phiếu hay không. Dù bán được cổ phiếu hay không.
Đây không phải là một chiến thuật mới mẻ gì. Nó đã được đưa ra từ rất lâu rồi và trong nhiều tài liệu Options đều có viết về nó. Người ta gọi nó là Options Closed Circle. Tuy nhiên nếu chỉ như vậy thì phương pháp này vẫn có rủi ro. Rủi ro là khi cổ phiếu đi xuống mà bạn đã mua được cổ phiếu rồi. Lúc này giá trị tài khoản của bạn sẽ giảm. Nếu bạn hoang mang bán ra cổ phiếu – thì bạn sẽ HIỆN THỰC HÓA LỖ. Hoặc khi cổ phiếu xuống thấp mà bạn Covered Call để bán cổ phiếu, nếu chẳng may cổ phiếu bị bán đi ở giá thấp thì lỗ cũng sẽ hiện thực hóa. (Lúc này bạn phải áp dụng một kĩ thuật trong Options gọi là Roll)
Vì vậy mà tôi mới nhấn mạnh, Chiến thuật này chỉ không có rủi ro nếu kết hợp với phương pháp ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ.
Theo phương pháp ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ bạn phải xác định được công ty nào là công ty tốt, định giá được giá trị của cổ phiếu công ty từ đó đưa ra mức giá bạn sẵn sàng mua cổ phiếu đó. Khi đã nắm giữ cổ phiếu theo phương pháp đầu tư giá trị, thì bạn phải coi mình như là chủ của công ty – tức là sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu lâu dài (5 năm trở lên). (Chi tiết phương pháp đầu tư giá trị có rất nhiều trên Internet. Bạn có thể Google để đọc về chúng kĩ hơn – tối sẽ viết về nó ở một bài viết khác).
Bạn cần nhớ rằng, với phương pháp đầu tư giá trị, bạn không đơn thuần là mua cổ phiếu mà là mua công ty. Bạn tin vào công ty như thể bạn chính là chủ của công ty đó – mà một người chủ công ty sẽ không đời nào bán cổ phiếu ra chỉ vì biến động lên xuống của thị trường chứng khoán.
Chỉ có như vậy thì kết hợp với Naked Put, Covered Call mới mang lại một chiến thuật không rủi ro.
Bộ chiến thuật này đang mang lại cho tôi mức lợi nhuận trong khoảng 25%-40%/ năm. Không quá cao nhưng nếu bạn hiểu rõ sức mạnh của “lãi suất kép’ thì bạn sẽ thấy là nó không hề thấp chút nào.
Nếu bạn kì vọng một mức lợi nhuận cao hơn thì đây lại không phải là chiến thuật phù hợp với bạn. Nhưng tìm một chiến thuật lợi nhuận cao hơn mà không có rủi ro thì không phải dễ. nếu bạn có một chiến thuật như vậy, hy vọng bạn có thể chia sẻ nó cho tôi cùng biết nhé J . Tôi vẫn luôn nghĩ rằng thị trường là rất rộng lớn, có tiền mọi người cùng kiếm, cùng vui.
Quay trở lại vấn đề Chiến thuật giao dich. Như trên tôi đã nói. Xem xét một chiến thuật cần xét đến 3 khía cạnh. Và quan trọng nhất phải càng chi tiết càng tốt. Phải xét đến mọi tình huống phát sinh và tính toán sẵn các phương án sẽ làm cho mỗi tình huống đó. Không thể mù quáng “mua giữ và cầu nguyện”. Tôi hiện sử dụng khoảng 6 chiến thuật giao dịch. Nhưng chỉ có chiến thuật trên đây là chiến thuật khiến tôi mất ngủ sau khi ngẫm nghĩ và phân tích các khía cạnh về nó. Mất ngủ vì quá hồi hộp và phấn khích!
Chi tiết về phương pháp đầu tư giá trị, thời điểm mua vào, bán ra cổ phiếu. Chọn công ty như thế nào. Áp dụng Naked Put, Covered Call ra sao. Thực hành cụ thể như thế nào sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ, cầm tay chỉ việc ở lớp Options Coaching. Ngoài ra 5 chiến thuật giao dịch khác cũng có trong khóa huấn luyện Options Coaching K05 này.
Bạn vào link dưới đây để tìm hiểu nhé:
https://giaodichquyenchon.com/options-coaching-k05-kiem-tien-tu-giao-dich-quyen-chon/
Chiến thuật giao dịch tốt, giống như là quân lính của bạn có vũ khí sắc bén và lợi hại. Tuy nhiên chỉ vậy thôi chưa đủ. Để sống sót trên chiến trường và là người chiến thắng, bạn không chỉ cần vũ khí tốt mà bạn còn cần đồ bảo hộ xịn (áo giáp, khiên,..) để bảo vệ những đồng vốn của mình khỏi các nguy cơ mát mát. Kể cả với chiến thuật mà tôi trình bày ở trên, nếu bạn sử dụng vốn không đúng, mạo hiểm với đòn bẩy quá cao. Thì quân lính của bạn vẫn chết trước khi giành được chiến thắng sau cùng.
Bạn còn cần hai yếu tố nữa để thành công. Đó là Quản Lý Vốn và Tâm Lý Giao Dịch. Hai yếu tố này tôi sẽ viết ở phần 2.
Có thể bạn sẽ thích đọc
- Porsche đã kiếm hơn 10 tỷ Đô La trong vài ngày từ Bán Khống như thế nào? - May 3, 2017
- Cơ hội 10 năm mới có 1 lần – cổ phiếu xịn giá rẻ. - April 9, 2017
- Options Coaching K09 – Kiếm tiền từ Giao dịch Quyền chọn - April 4, 2017