Bài 2: Lịch sử của Tiền. Tiền tệ, tiền thật và tiền pháp lệnh.
Ở bài trước Chúng ta đã tìm hiểu về một phần lịch sử của đồng đôla Mỹ. Bài này mình định sẽ cho cả phần lịch sử của các nền văn minh gắn với tiền của chúng vào nội dung. Nhưng sau khi soạn xong thấy quá dài. Cho nên hôm nay chúng ta chỉ xoay quanh một chủ đề: TIỀN.
TIỀN TỆ:
Bây giờ hãy phát huy trí tưởng tượng của bạn, Hãy tưởng tượng về một thế giới không có tiền. Khi đó chúng ta giao dịch với nhau bằng cách nào? Giả sử nhà mình dư ra một con bò, nhưng lại thiếu vải may quần áo. Không có tiền, vậy mình phải mang bò đi đổi lấy vải. Có vẻ đơn giản phải không?
Ồ không hề đơn giản đâu. Nếu người có dư vải cũng muốn đổi lấy bò thì mới đơn giản, nhưng mà người có vải lại muốn đổi lấy 30 hũ muối cơ, không những thế người có muối thì lại muốn đổi lấy lương thực, còn người có lương thực thì muốn đổi lấy cá.
Ôi trời ơi không biết phải làm sao để việc trao đổi này được thành công nữa. Đó là còn chưa xét đến giá trị, ví như một con bò thì đổi được bao nhiêu vải? Vải thì đổi được bao nhiêu muối… Thực sự là quá mức phức tạp. Và sự phức tạp này kìm hãm việc trao đổi buôn bán hàng hóa. Vì vậy theo sự phát triển của lịch sử mua bán, để thuận tiện trong việc giao dịch trao đổi lẫn nhau con người đã đưa ra thứ dùng để làm trung gian trao đổi – đó chính là tiền tệ.
Tiền tệ là tiền khi chỉ xét đến chức năng phương tiện thanh toán của nó. Tiền tệ ra đời là phục vụ cho nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ của con người.
Trong lịch sử, có rất nhiều vật dụng đã được dùng làm trung gian trao đổi như là vỏ sò, muối, đất sét, hạt ca cao … thứ nhẹ nhất được dùng để làm trung gian trao đổi được biết đến trong lịch sử là lông chim
Cụ thể các bạn có thể tham khảo infographic dưới đây:
[indeed-social-locker sm_list=’fb,,go1′ sm_template=’ism_template_1′ sm_list_align=’horizontal’ sm_display_counts=’false’ sm_display_full_name=’true’ unlock_type=1 locker_template=2 sm_d_text=’
Đoạn nội dung này bị tạm ẩn!
Để đọc tiếp, hãy chia sẻ với người khác bằng cách ấn nút Facebook hoặc Google nhé!
‘ user_roles=’hide’ user_roles_val=” ism_overlock=’default’ disable_mobile=1 ] [/indeed-social-locker]
Một vật để trở thành trung gian trao đổi, hay nói cách khác, để trở thành tiền tệ cần phải thỏa mãn điều kiện quan trọng nhất. Đó là phải được mọi người chấp nhận hay nói cách khác nó phải có được lòng tin của những người tham gia thị trường Giao dịch và trao đổi hàng hóa.
Bạn hãy nhớ rằng tiền tệ gắn liền với niềm tin và quan trọng là niềm tin đó gắn với cái gì? Gắn với Giấy, vàng, bạc, đất sét,lông chim… hay chỉ là một con số màn hình máy tính. Chúng đều có thể là trung gian giao dịch miễn là người ta tin vào chúng.
Tiền tệ nó chỉ có chức năng thanh toán, bản thân nó không có giá trị, nó chỉ là trung gian, giúp bạn chuyển giá trị từ nơi này qua nơi khác.
VÀNG – TIỀN THẬT
Bây giờ mình hỏi các bạn câu này: Theo các bạn Vàng, có phải là tiền thật không? Có thì Tại sao? Ngoài vàng ra còn có tiền thật ở đâu nữa không?
Có lẽ nhiều người sẽ nhanh chóng khẳng định: Đúng, vàng bạc là tiền thật, nhưng giải thích tại sao thì hơi khó. Còn có tiền thật ở đâu nữa không lại càng khó trả lời.
Để hiểu rõ về mục đích sử dụng của vàng, chúng ta nên quay lại xuất phát điểm của thị trường vàng. Mặc dù lịch sử của vàng đã bắt đầu từ năm 3000 TCN, khi người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra đồ trang sức, nhưng chỉ đến năm 560 TCN thì vàng mới được coi là một loại tiền tệ. Tại thời điểm đó, các thương gia muốn tạo ra một hình thức tiền tệ tiêu chuẩn và dễ trao đổi để có thể đơn giản hóa các cuộc mua bán. Trong khi đó trang sức bằng vàng đã được công nhận và sử dụng rộng rãi trên trên toàn cầu, vì vậy họ tạo ra một đồng tiền vàng được khắc dấu. Và nó là hình thức tiền tệ tiêu chuẩn để trao đổi.
Sau khi trở thành một loại tiền tệ, vàng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lịch sử đã có những ví dụ về ảnh hưởng của vàng tại những đế chế khác nhau, chẳng hạn như Hy Lạp và đế quốc La Mã. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ lịch sử tiền của hai nền văn minh này ở phần sau
Anh quốc đã tự đúc đồng tiền kim loại riêng cho mình vào năm 1066. Đồng bảng Anh (tượng trưng bởi đồng một bảng bằng hợp kim bạc), đồng si-ling và các đồng xu penni đều biểu tượng cho số lượng vàng (hoặc bạc) nhất định. Về sau này, vàng trở thành biểu tượng cho sự giàu có trên khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Đến năm 1792, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục với truyền thống này bằng cách thiết lập tiêu chuẩn lưỡng kim. Tiêu chuẩn lưỡng kim chỉ đơn giản khẳng định rằng, mỗi đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ phải được bảo đảm bởi vàng hoặc bạc. Ví dụ, 1 đô la Mỹ tương đương với 24,75 hạt vàng. Nói cách khác, các đồng tiền đó không những được coi là một loại tiền tệ mà còn tượng trưng cho vàng (hoặc bạc) mà lúc đó người dân gửi vào ngân hàng.
Vậy đấy: vàng, bạc có một lịch sử lâu đời. Và điểm quan trọng – Vàng bạc có GIÁ TRỊ NỘI TẠI (intrinsic value). Giá trị nội tại của vàng không bị mất đi theo thơi gian.
Làm sao có thể chứng minh Vàng, Bạc có giá trị nội tại và không mất đi theo thời gian?
Rất đơn giản:
Cách đây 20 năm – vào khoảng thời gian 1994 -1996. Lúc này ở Việt Nam giá 1 cây vàng trung bình là 5.000.000 VND (năm triệu đồng). Nghĩa là với 25 triệu đồng thời bấy giờ bạn có thể mua một cái xe máy Dream đời mới, hay với 5 cây vàng bạn cũng mua được một chiếc xe như vậy.
Tức là về mặt SỨC MUA thì thời điểm này 5 cây vàng và 25 triệu đồng là như nhau. Nhưng sau 20 năm thì sao? Hiện nay sức mua của 5 cây vàng là bao nhiêu? Và sức mua của 25 triệu đồng là như thế nào? Không cần nói, chắc các bạn cũng có thể tự hiểu.
Như vậy: Vàng là phương tiện duy nhất để bảo tồn và lưu giữ của cải qua hàng ngàn năm. Đây là điều những loại tiền tệ khác không thể làm được.
Lý do mà tiền giấy không lưu giữu được giá trị qua thời gian, Đó là do Lạm Phát.
Ở đây chúng ta chạm đến hai thuộc tính căn bản của tiền và tiền tệ: SỨC MUA và LẠM PHÁT. Phần sau sẽ nói kĩ về hai điều này.
Bây giờ quay lại vấn đề tiền thật: Tiền thật là tiền nhưng bản thân chúng có giá trị nội tại. Ngoài chức năng thanh toán, chúng còn có chức năng đo lường và cất giữ giá trị theo thời gian.
Vậy thì một câu hỏi khác. Liệu có phải chỉ có mỗi vàng bạc là tiền thật hay không?
Sở dĩ vàng được chọn làm đại diện cho tiền thật là vì nó tập hợp đầy đủ Những thuộc tính cần phải có để một dạng vật chất trở thành dạng cơ bản của tiền Đó là:
- Dễ phân biệt
- Bền vững
- Ổn định về lượng sẵn có
- Giá trị nội tại không bị biến động.
Vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, và nếu có dạng vật chất nào khác trên thế giới đáp ứng được những thuộc tính trên thì có thể dùng thay thế. Tuy nhiên cho đến nay chưa phát hiển ra vật liệu mới nào thỏa mãn diều này.
Lượng vàng mà con người có được không thay đổi đột biến trong nhiều thế kỷ; lượng vàng bổ sung nhờ khai mỏ là nhỏ và dự tính được. Phần lớn vàng được tàng cất trong kho, quỹ, két ở dạng “chức năng” của nó là vật lưu trữ giá trị. Nhu cầu vàng cho mục đích khác chỉ là trang sức, và đồ điện tử mà thôi. Việc sử dụng vàng làm đồ trang sức và các vật trang trí khác có thể coi là cùng chức năng lưu trữ giá trị bởi thuộc tính thẩm mĩ của nó.
Nói một cách khác, nếu bây giờ có một nhà giả kim thuật nào đó, tìm được cách biến lá cây thành Vàng, và phổ biến nó khắp nơi. Lúc bấy giờ thì ôi thôi, Vàng không còn thỏa mãn điều kiện Ổn định về lượng sẵn có. Và thế là chúng ta không thể coi vàng là đại diện của tiền thật được nữa.
Các bạn hãy nhớ mình chỉ nói VÀNG, BẠC từ hàng ngàn năm nay là đại diện của tiền thật. Bởi nó thỏa mãn những điều kiện nêu trên. Chứ Tiền thật nó có trong mỗi hàng hóa, của cải vật chất được sản xuất, chế tạo ra trên thế giới này.
Để cho dễ tưởng tượng thì như sau: Bạn trồng cà chua từ một túi hạt giống cà chua giá 2 nghìn đồng bạn trồng và thu hoạch được 10 Kg cà chua có giá tương đương 100 nghìn đồng. Đó chính là quá trình bạn dùng thời gian và sức lao động của mình để tạo ra tiền thật. Hay nói cách khác, khi bạn trồng trọt là bạn đang in tiền thật (in tiền thật chứ không phải tiền tệ nhé) – vì bạn tạo ra giá trị cho thế giới này. Và không chỉ những người nông dân, tất cả những người lao động chân chính đang tạo ra giá trị cho thế giới này đều đang in tiền thật. tất nhiên hàm lượng tiền thật ở mỗi sản phẩm mỗi khác.
Viết kĩ như vậy hy vọng các bạn đã hiểu bản chất thế nào là tiền thật – thực sự là mình rất muốn cắt ngắn phần này, nhưng mà không tìm được cách diễn đạt ngắn gọn hơn.
TIỀN PHÁP LỆNH – FIAT MONEY
Phần này thì dễ rồi: Tiền pháp lệnh là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là nó được luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận dùng đồng tiền pháp lệnh này để thanh toán.
Vậy đấy, tiền pháp lệnh là một loại tiền tệ, như mọi loại tiền tệ khác đã xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử của tiền.
Tiền pháp lệnh ra đời cùng với sự ra đời của hình thái chính trị gọi là NHÀ NƯỚC hay CHÍNH PHỦ.
Chúng ta đã biết, tiền tệ thì gắn liền với niềm tin. Và tiền pháp định thì gắn với niềm tin vào chính phủ. Nếu chính phủ thay đổi quy định về tiền, thì những đồng tiền cũ chỉ còn giá trị sưu tập, nó không còn giá trị lưu thông nữa.
Nếu ai đã trải qua thời kì đổi tiền thì chắc sẽ có cảm nhận rất sâu sắc về vấn đề này. Việt Nam đã trải qua thời kì đổi tiền và tôi còn nhớ là được mọi người kể rằng: Sau một đêm, những đồng tiền cũ, không đổi kịp thành tiền pháp định mới bị vứt như giấy lộn đầy đường.
Đấy, tiền pháp định chính là như thế. Nó có giá trị trao đổi, lưu thông dựa trên quy định của chính phủ. Nếu bạn tin vào đồng USD, và cho dù trên những đồng Đô La Mỹ in rằng “in God we trust” thì khi đó bạn đang tin vào chính phủ Mỹ chứ không phải tin vào Chúa!
Bài sau sẽ có tiêu đề: Lịch sử của tiền gắn với các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại. Sức mua của tiền là gì? Lạm phát – công cụ bòn rút tiền tệ ra khỏi túi chúng ta một cách tự động.
Có thể bạn sẽ thích đọc
- CƠ HỘI ĐẦU TƯ KHI NGÀI THỊ TRƯỜNG ĐANG “GHÉT BỎ” NGÀNH BÁN LẺ - May 30, 2017
- Thời Điểm Tốt Để Mua Một Doanh Nghiệp Lớn Là Khi Nào? - May 22, 2017
- Warren Buffett nói về sự khác biệt của Apple và IBM - May 11, 2017