Bài 3: Lịch Sử của tiền gắn với nền văn minh Athens, La Mã. Sức Mua của tiền và Lạm Phát tiền tệ
Có vài bạn hỏi là sao bàn về dự đoán khủng hoảng trong tương lai mà lại nói nhiều về lịch sử thế?
Không phải tự nhiên mà mình viết nhiều về lịch sử.
Winston Churchill – Vị thủ tướng Anh nổi tiếng đã từng nói “the longer you can look back, the farther you can look forward” Đại ý là : Bạn nhìn lại phía sau xa như thế nào, thì bạn sẽ nhìn về phía trước xa như thế. Chúng ta đang tìm hiểu về một lời dự đoán tương lai, cho nên đó là lý do chúng ta cần nhìn lại quá khứ. Nhìn lại quá khứ đủ xa, thì hình dung về tương lai càng rõ.
Thông qua quá trình tìm hiểu về lịch sử này, Chúng ta sẽ tìm hiểu dần BẢN CHẤT của những vấn đề liên quan. Sau đó là tổng hợp tình hình hiện tại và kết hợp với những bài học trong quá khứ để đưa ra nhận định, dự đoán cho riêng minh.
Đó là lộ trình mà Series bài này sẽ đi theo: 1)Tìm hiểu lịch sử kết hợp 2)hiểu bản chất sự việc sau đó 3)tổng hợp tình hình hiện tại và dự đoán tương lai, cuối cùng – quan trọng nhất: 4)Hoạch định kế hoạch ứng phó.
Các bạn có thể yên tâm, tôi là người không thích trình bày dài dòng. Nên nhìn lộ trình thế nhưng không dài lắm đâu. Và các bạn sẽ còn được kể chuyện lịch sử kết hợp tìm hiểu các khái niệm quan trọng thêm bài này và bài sau nữa. Sau đó là 2 đến 3 bài về hiện tại rồi dự đoán và kế hoạch hành động. Không quá dài đâu, cứ yên tâm mà đọc.
Bây giờ trước khi chúng ta quay lại với lịch sử, chúng sẽ tìm hiểu về Sức Mua của tiền và Lạm Phát.
SỨC MUA CỦA TIỀN.
Sức mua của tiền đơn giản là số lượng hàng hóa mà một đơn vị tiền có thể mua được.
Nếu Tiền ở đây là Tiền Tệ, ví dụ đồng Đô La – thì chúng ta gọi nó là sức mua của đồng Đô La. Nếu là Vàng – Vậy thì nó là sức mua của Vàng.
Vậy thôi không có gì phức tạp. nhưng khái niệm này là quy chuẩn giúp chúng ta không bị đánh lừa bởi những con số và thời gian. Bạn còn nhớ ví dụ về việc lưu giữ giá trị của tiền thật qua thời gian mà tôi lấy ở bài trước không?
25 triệu đồng và 5 cây vàng ở những năm 1995-1996 có sức mua tương đương nhau. Để tới bây giờ thì vẫn là 25 triệu đồng và 5 cây vàng nhưng sức mua đã khác, Cái khác ở đây chính là lượng hàng hóa, dịch vụ mà chúng ta có thể mua được sau 20 năm.
Với Vàng thì lượng hàng hóa mua được tăng lên. Còn với tiền thì ngược lại – giảm đi.
Chúng ta đã biết Vàng có thể lưu giữ được giá trị qua thời gian. Vậy cái gì làm mất giá trị của tiền qua thời gian? – đó là Lạm Phát.
LẠM PHÁT
Lạm phát là gì? Ồ ngày nay báo đài, truyền thông cũng thường xuyên nói về lạm phát. Tuy nhiên lạm phát mà họ nói chưa hẳn đã giống lạm phát mà series bài này nói tới.
[indeed-social-locker sm_list=’fb,,go1′ sm_template=’ism_template_1′ sm_list_align=’horizontal’ sm_display_counts=’false’ sm_display_full_name=’true’ unlock_type=1 locker_template=2 sm_d_text=’
Đoạn nội dung này bị tạm ẩn!
Để đọc tiếp, hãy chia sẻ với người khác bằng cách ấn nút Facebook hoặc Google nhé!
‘ user_roles=’hide’ user_roles_val=” ism_overlock=’default’ disable_mobile=1 ]
Bởi vì Lạm phát mà chúng ta nói tới là “Lạm phát tiền tệ” ý chỉ sự mất sức mua của tiền tệ. Còn lạm phát mà báo đài hay nhắc tới là “Lạm phát giá cả” ý chỉ sự gia tăng trong mức giá hàng hóa.
“Giá cả tăng có thể do nhiều nguyên nhân. Ví dụ như sự mất cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa. Ví dụ như nhu cầu Gạo tăng đột biến vì vậy giá gạo sẽ tăng lên, do ngắn hạn nguồn cung cấp gạo không đổi. Giá cả tăng lên theo cách này người ta gọi là Lạm Phát cầu kéo – tức là giá tăng do nhu cầu cao nó kéo lên.
Hoặc giá tăng do chi phí sản xuất tăng lên. Giả sử để trông lúa bây giờ nhân công đắt hơn, chi phí liên quan như phân bón … cao hơn. Dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn. Trường hợp này được gọi là Lạm Phát do chi phí đẩy. tức là giá tăng do chi phí nó đẩy lên.
Hai trường hợp trên không phải ý Lạm Phát mà series bài này nhắc tới. Chúng ta đang nói về sự mất đi sức mua của tiền tệ. Tức là số lượng tiền tệ lưu thông trên thị trường vì một lý do nào đó mà tăng lên. Trong khi tổng lượng hàng hóa vật chất không đổi. Vì vậy mặt bằng chung giá cả các loại hàng hóa dịch vụ sẽ tăng.
[/indeed-social-locker]
Sự tăng giá này là tăng giá của toàn bộ hàng hóa dịch vụ trong nên kinh tế. Từng chút một nó sẽ tăng lên, và chúng ta lơ là không để ý. Tuy nhiên giá trị những đồng tiền mồ hôi nước mắt mà chúng ta làm ra cứ giảm dần giảm dần. (Thế chúng đi đâu? Chúng được chính phủ tiêu chứ còn làm gì nữa! Tiêu gì à? Bạn yêu cầu họ báo cáo xem!)
Các bạn chú ý nhé. Dù lạm phát đều biểu hiện ra ngoài là sự tăng giá của hàng hóa dịch vụ. Nhưng bản chất việc giá tăng do tăng cung tiền vào lưu thông khác với hai loại “lạm phát” kia. Các nhà kinh tế học gọi đó là Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao.
Vậy là đã xong hai khai niệm SỨC MUA và LẠM PHÁT. Bây giờ chúng ta quay trở lại với lịch sử.
NỀN VĂN MINH ATHENS CỔ ĐẠI.
Bây giờ, xin mời các bạn lên cỗ máy thời gian và chúng ta sẽ quay về khoảng thời gian 500 trước công nguyên (TCN),
Khoảng năm 500TCN, nhà nước TỰ DO DÂN CHỦ đầu tiên của loài người ra đời nhờ người đứng đầu Athens lúc bấy giờ – chính trị gia Cleisthenes. Ông đã thiết lập một nền dân chủ đầu tiên trên thế giới trong đó quyền lực được nắm bởi hội đồng các công dân nam giới của thành phố. (Làm ơn đừng nói đến bình đẳng giới ở đây, thời đó thế là tốt lắm rồi).
Athens có hệ thống thị trường tự do và hệ thống thuế làm việc sớm nhất thế giới. Điều này đã là nền móng để nền văn minh Athens Hy Lạp trở thành một trong những nền văn minh tuyệt vời nhất mọi thời đại.
Và chắc hẳn các bạn còn nhớ – lúc này những đồng xu vàng bạc đã xuất hiện và đảm nhiệm vai trò tiền tệ – trung gian thanh toán của chúng. Trong suốt một thời gian dài, Athens tỏa sáng rực rỡ giữa những nền văn minh quân chủ hay độc tài xung quanh.
Athens đã làm chủ hoàn toàn trên biển, và cũng đứng đầu về sức mạnh thương nghiệp. Vào giữa thế kỷ thứ 5 TCN, Athens đã mở rộng và trở thành Đế chế Athens. Sự giàu có của Athens đã lôi cuốn những người tài từ khắp nơi đổ về Hy Lạp.
Vậy tại sao Athens sụp đổ?
Trong suốt quá trình trở thành đế chế của mình Athens luôn xảy ra chiến tranh với các nước xung quanh và với sự hùng mạnh về kinh tế, chính trị, nhân tài và quân đội của mình. Họ luôn dành chiến thắng. Tuy nhiên chiến tranh chưa bao giờ dừng lại. Ngày ngày nó càng nhiều hơn và lâu hơn.
Chiến tranh kéo dài làm nguồn lực cạn kiệt. Không còn đủ tiền để trả chi binh lính, để mua quân lương. Lúc này người Athens đã thể hiện sự thông minh của mình. Họ phát hiện ra rằng, nếu lấy 1000 đồng xu tiền vàng, rồi trộn với 50% đồng. Và thế là… tèn tén ten… đã có 2000 đồng xu mới để sử dụng. Bạn thấy có tuyệt vời không?

Không đâu, điều đó thật tồi tệ. Người Athens đã làm giảm giá trị đồng tiền của họ, bằng cách tăng thêm lượng tiền tệ trên thị trường mà không có một lượng “tiền thật” là vàng bạc hay hàng hó vật chất tương ứng.
Nói cách khác, trước phát minh này 1 đồng vàng có giá trị như 1 đồng vàng. Sức mua của nó tương đương với một khối lượng vàng nhất định. Còn sau phát minh này 1 đồng vàng có giá trị như 2 đồng tiền nửa vàng của chính phủ Athens. Và bạn có thể dùng đồng tiền nửa vàng này để mua vàng bạc thực sự. Lúc này Vàng ngoài giá trị thanh toán còn là một hàng hóa nữa.
Quá trình tăng lượng tiền như ở Athens làm là hình thức nguyên thủy nhất của cái mà sau này kinh tế học gọi là “tăng nguồn cung tiền tệ”. Các chính phủ ngày nay sử dụng công cụ rất thành thạo!
Và đương nhiên , mọi chuyện không dừng lại ở đó. Trong những năm tiếp theo đồng tiền đáng giá một thời của Athens đã chẳng còn giá trị gì – ý tôi muốn nói đến là SỨC MUA của nó chẳng đáng gì so với đồng tiền Athens bằng vàng cũ.
Lúc này những người nắm giữ trong tay những đồng tiền vàng, bạc cũ nhận thấy rằng sức mua từ những đồng tiền cũ của họ tăng lên đáng kể.
Và kết cục, năm 405 TCN Athens thất thủ vào tay người Sparta.
Vậy là kết thúc của một nền văn minh đã từng huy hoàng rực rỡ. Nguyên nhân ư? Chính là những cuộc chiến liên miên khiến cho nguồn thu thuế không đủ để chính phủ chi tiêu và khi đó họ bắt đầu tìm cách để “tạo ra tiền tệ” phục vụ cho nhu cầu của mình. Quá trình ‘tạo ra tiền tệ” hay còn gọi là in tiền tệ này đẩy nhanh sự mất giá của đồng tiền, kéo theo sự sụp đổ của nên kinh tế.
Lưu ý là việc chính phủ chi tiêu nhiều hơn nguồn thu mà họ có là điều phổ biến ở thế giới hiện nay. Không cần có chiến tranh thì các chính phủ cũng liên tục chi tiêu thâm hụt. Bởi vì tham nhũng, vì bộ máy chính quyền cồng kềnh, vì thói quan liêu, vô trách nhiệm khiến chi tiền không đúng chỗ, không hiệu quá…Tất nhiên bên cạnh đó họ cũng tiêu vài thứ đúng chỗ!
Cũng có nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ ở hiện đại mà bắt nguồn từ việc chính phủ chi tiêu quá mức họ có. Tuy nhiên hiện nay có một thị trường rộng lớn, giúp nhiều chính phủ vẫn sống khỏe mặc dù chi tiêu thâm hụt – đó là thị trường Trái Phiếu. Chúng ta sẽ nói về nó ở bài sau.
Nhưng mà thời Athens thì không có thị trường trái phiếu. Và Khi đã cạn kiệt, họ không còn tiền để chi trả cho chiến phí khổng lồ nữa. Vì vậy để chế Athens rực rỡ một thời chính thức sụp đổ.
Bài học rút ra là gì? Một đế chế hùng mạnh đến đâu đi nữa, nếu cứ liên tục chi tiêu thâm hụt. Sẽ đến lúc đồng tiền của họ chẳng còn giá trị gì cả và cuối cùng thứ gì lưu giữ được giá trị qua thời gian này? – Câu trả lời là Tiền Thật – ở thời Athens thì nó là vàng, bạc và lương thực.
VĂN MINH LA MÃ – ROME
Tạm biệt Athens, chúng ta tới với một huyền thoại khác trong lịch sử – đế chế La Mã mà người đặt nền móng cho nó không ai khác chính là Alexander Đại đế.
La Mã thống trị Châu Âu va một phần Châu Á trong một thời gian dài. Và trong thời gian đó họ không hề học được bài học từ Athens.
Suốt những năm tồn tại, qua nhiều lãnh đạo khác nhau. Họ đã hoàn thiện nghệ thuật giảm giá trị đồng tiền của người Athens và đưa nghệ thuật này lên tầm cao mới.
Đầu tiên những đồng tiền xu được làm nhỏ hơn, những khoản cắt xén đó được nấu chaỷ và tạo thành những đồng tiền xu mới. Họ trộn ngày càng ít vàng, bạc vào kim loại. Đưa vào lưu thông một thứ thuần là tiền tệ – không còn chút giá trị nội tại nào. Và quan trọng nhất, họ bắt đầu đúc những đồng xu y hệt nhau với những con số lớn hơn trên bề mặt đồng xu đó (thật quen thuộc phải không?)
Đến năm 284 Sau Công Nguyên (SCN), tiền La Mã lúc này không khác gì sắt là mấy. Và khi ấy LẠM PHÁT cao hoành hành. Hay nói cách khác sự mất giá của tiền tệ La MÃ khiến giá cả hàng hóa, lương thực tăng giá. Và lúc này chính quyền La Mã ban hành sắc lệnh hạn chế giá cả – yêu cầu các thương gia phải bán đúng giá nhà nước niêm yết nếu không sẽ bị phạt nặng.
Thật ngạc nhiên, sắc lệch này không có tác dụng (thực ra không ngạc nhiên tí nào). Giá cả vẫn tăng và nhiều cửa hàng phải đóng cửa. Nhiều người dân đã bỏ công việc vì thu nhập cố định không đủ chi tiêu. Họ tìm kiếm công việc linh hoạt hoặc nhận trợ cấp của chính phủ. La MÃ là nước đầu tiên phát sinh ra TRỢ CẤP.
Thâm hụt chi tiêu càng tăng nhanh, và khi thiếu tiền lãnh đạo La Mã lúc báy giờ Diocletian cho đúc một lượng lớn tiền xu đồng và thiếc. Một lần nữa làm giảm giá trị của tiền.
Kết quả là Siêu Lạm Phát đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Trong những tài liệu mà khảo cổ học phát hiện ra, Có một bản sao cho thấy rằng vào những năm 300 SCN 1 Pound Vàng = 50.000 Denari . Tuy nhiên và thời điểm chúng ta đang nói đến – khoảng năm 350 SCN 1 Pound vàng = 2.12 tỷ Denari. Tức là sau 50 năm Vàng đã tăng so với tiền tệ là 42.400 lần.
Lúc này việc trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ trở nên bế tắc thực sự. và người ta quay trở lại với hệ thống trao đổi hàng hóa.
Như vậy đấy, cuối cùng đế chế La Mã cũng sụp đổ không khác gì Athens. Chiến tranh và sự thâm hụt trong chi tiêu. Sự giảm giá của tiền, lạm phát, sự bất ổn xã hội, thất nghiệp… đã làm đế chế La Mã sụp đổ.
Có lẽ, như mọi nền văn minh khác – người La Mã nghĩ rằng họ nằm ngoài quy luật kinh tế. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại.
Câu chuyện về lịch sử tạm dừng ở đây. Bạn học được bài học gì qua câu chuyện này?
Tôi hy vọng các bạn nhìn được quá trình hình thành và tàn lụi của hai đồng tiền pháp lệnh ở Athens và La Mã. Hơn nữa là hiểu được nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ của chúng.
Bài sau chúng ta sẽ đến với lịch sử của những lần Currency Collapse thời gian gần đây như là ở Đức, Argentina và phân biệt các loại khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, bong bóng tài sản hay khủng hoảng tiền tệ.
Có thể bạn sẽ thích đọc
- CƠ HỘI ĐẦU TƯ KHI NGÀI THỊ TRƯỜNG ĐANG “GHÉT BỎ” NGÀNH BÁN LẺ - May 30, 2017
- Thời Điểm Tốt Để Mua Một Doanh Nghiệp Lớn Là Khi Nào? - May 22, 2017
- Warren Buffett nói về sự khác biệt của Apple và IBM - May 11, 2017