Part 5 – Năm 2016, liệu nước Mỹ và thế giới có rơi vào khủng hoảng như KIYOSAKI dự đoán?

0
1039

MONEY COLLAPSE Ở ĐỨC.  THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU – NƠI CÁC CHÍNH PHỦ VAY TIỀN HIỆN NAY

Xin lỗi các bạn vì chậm lịch post bài. Máy tính hỏng cộng thêm bận đọc tài liệu về một lĩnh vực mới nên hôm nay mới tiếp tục đăng bài trong Series này được

Trong bài này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về lần SIÊU LẠM PHÁT ĐIỂN HÌNH trong lịch sử. Tại sao lại nói về SIÊU LẠM PHÁT? – Bởi vì MONEY COLLAPSE mà Kiyosaki nhắc đến không phải là một cuộc khủng hoảng tiền tệ thông thường. Mà ý ông ấy muốn nói đến SỰ MẤT GIÁ CỰC KÌ NHANH CHÓNG của tiền tệ – hay nói cách khác chính là SIÊU LẠM PHÁT xảy ra bởi chính phủ đã in rất nhiều tiền.

Từ sau Siêu Lạm Phát đầu tiên từ thời La Mã. Đã có vô cùng nhiều Siêu Lạm Phát xảy ra trong suốt quá trình lịch sử từ đó tới nay. Và tôi chọn ra lần nổi bật và nhiều bài học để chia sẻ với các bạn. Đó là Siêu Lạm phát ở Đức. (Thực ra tôi muốn kể về lần Siêu Lạm Phát ở Đức và sự vỡ nợ trái phiếu Argentina – nhưng vì nội dung quá dài nên tôi chỉ nói về Siêu Lạm Phát ở Đức. Bạn nào thích tìm hiểu lịch sử thì Pm tôi sẽ kể về Argentina.)

CỘNG HÒA WEIMAR – ĐỨC 1920

[indeed-social-locker sm_list=’fb,,go1′ sm_template=’ism_template_1′ sm_list_align=’horizontal’ sm_display_counts=’false’ sm_display_full_name=’true’ unlock_type=1 locker_template=2 sm_d_text=’

Đoạn này bị tạm khóa!

Hãy chia sẻ bài viết này để đọc tiếp nội dung về cuộc khủng hoảng ở nước Đức nhé!

‘ ism_overlock=’default’ disable_mobile=1 ] Cộng hòa Weimar là tên gọi mà nhiều người đã gọi nước Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1918 đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng Đức năm 1933. Sở dĩ có tên gọi này là vì quốc hội của chính phủ này hội họp và viết bản hiến chương tại thành phố Weimar.

Như mọi cuộc chiến khác, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất mà nước Đức tham chiến từ 1914-1918 là cuộc chiến In Tiền. Trước khi cuộc chiến này diễn ra, chính phủ Đức đã dừng đảm bảo cho đồng tiền nước mình bằng Vàng – đồng nghĩa với việc chính phủ có thể in tiền để chi trả cho chi phí của Chiến Tranh.

Đồng tiền pháp lệnh mới được sử dụng sau khi bãi bỏ bản vị vàng là PapierMark. Người dân bị cấm dùng tiền giấy này để mua vàng bạc.

Chi phí mà nước Đức chi ra trong suốt 4 năm của cuộc chiến này ước tính là 160 tỷ PapierMark. Khối lượng tiền mặt được đưa vào lưu hành tăng vọt, từ 13 tỉ PapierMark vào năm 1913 đã lên tới 60 tỉ PapierMark khi chiến tranh kết thúc. Mặc dù vậy nhưng giá cả tăng không đáng kể. Nguyên nhân là vì khi còn chiến tranh, tâm lý người dân còn nhiều lo sợ. Lúc này mọi người có xu hướng tiết kiệm vì không biết tương lai ra sao.

Sau đó, năm 1918 chiến tranh kết thúc. Lúc này mọi người bắt đầu đem tiền ra tiêu dùng để sửa chữa và xây dựng lại cuộc sống sau chiến tranh. Ngay lập tức lạm phát xảy ra.

Nếu tỷ giá giữa Vàng và đồng Mark Đức trước chiến tranh kết thúc là 1 Oz Vàng = 100 PapierMark thì vào khoảng cuối 1919 đầu 1920 tỷ giá này là 1 Oz vàng = 1000  PapierMark. Sức mua của đồng PapierMark bị giảm nghiêm trọng, chỉ còn lại 10%-20% so với trước kia.

Trong khoảng từ năm 1920 đến nửa đầu năm 1921, nền kinh tế của Đức có dấu hiệu phục hổi nhờ quá trình sản xuất đã khôi phục (họ sản xuất ra của cải vật chất nhiều hơn, chính là in tiền thật nhiều hơn). Và nhờ vậy lạm phát bắt đầu chậm lại trong thời gian này.

Tuy nhiên, Đức là nước thua cuộc trong chiến tranh. Họ bị các nước thắng cuộc thúc ép và yêu cầu trả bồi thường chiến tranh. Mà các nước thắng cuộc chỉ nhận bồi thường bằng Vàng hoặc ngoại tệ thay vì PapierMark (Theo Hiệp ước Versailles). Đặc biệt là nước Pháp vì muốn trả thù cho cuộc chiến 1871 (google để biết chi tiết) nên đã có thái độ hết sức cứng rắn.

Chính phủ Đức đã quyết định in tiền để mua vàng bạc trả nợ. Điều này khiến cho lạm phát một lần nữa quay trở lại và cao kỉ lục. Tháng 12/1922, một USD còn đổi được 2.000 mark, nhưng tới tháng 4/1923 đã trở thành 20.000 mark và tới tháng 8 đã lên trên một triệu mark.
[/indeed-social-locker]

1,000,000,000,000-Mark
Đồng 1 nghìn tỷ Mark Đức

 

Người dân MẤT NIỀM TIN vào tiền giấy (Tiền tệ mà mất niềm tin thì không còn là vật trung gian thanh toán được chấp nhận nữa – bạn nhớ bài lịch sử về tiền chứ?). Lúc này người ta quay lại dùng cách hàng đổi hàng. Nhiều bác sĩ chỉ nhận chi phí khám chữa bệnh bằng hàng hóa như xúc xích, trứng hoặc than… Nhà nước yêu cầu niêm yết giá thì họ niêm yết giá thật cao để đề phòng tăng giá.

Và cứ như vậy nền kinh tế Đức suy sụp, lượng tiền đưa vào lưu thông ngày càng tăng còn thị trường hàng hóa thì ngày càng co lại. Tháng lạm phát cao nhất được ghi nhận ở thời kì này là 29 500%. Thật là khủng khiếp!

Bây giờ là những điểm quan trọng:

Thứ nhất: Thực ra thời kì này nước Đức không thiếu hàng hóa, tuy nhiên họ thiếu một đồng tiền ổn định để người dân TIN TƯỞNG và dùng nó để trao đổi.

Thứ hai: Lúc này ai có Vàng bạc và ngoại tệ thì sống như những ông hoàng bởi sức mua của chúng vẫn còn nguyên hoặc thậm chí còn tăng lên. Có câu chuyện là “Một thanh tra bưu điện đã bị bắt vì biển thủ những bức thư có gửi kèm ngoại tệ, tổng cộng lên tới 1.717 USD, 1.102 franken Thụy Sĩ, 114 franc Pháp. Số tiền đó đủ để mua 2 ngôi nhà, tặng người tình một chiếc đàn dương cầm và số còn lại đem quyên tặng nhà thờ để tỏ lòng ăn năn.”

Thứ ba: Thị trường chứng khoán Đức đi từ 88 điểm vào cuối 1918 lên 26 tỷ 890 triệu điểm vào cuối 1923. (Số liệu từ Gold and Silver)

Cuối cùng, để khôi phục lại niềm tin của dân chúng. Ngày 15/11/1923 Chính phủ Đức tuyên bố – ĐỔI TIỀN. Đồng tiền PapierMark được thay thế bằng RentenMark với tỷ giá 4,2 RentenMark = 1 USD.  Do không có vàng để bảo đảm giá trị đồng tiền, chính phủ tuyên bố thế chấp bằng bất động sản của các ngành công nghiệp và nông nghiệp trị giá 3,2 tỉ RentenMark. Khi đó, một nghìn tỉ mark cũ đổi được một rentenmark. Nhờ thế Niềm Tin được khôi phục, và đồng tiền pháp lệnh lại bắt đầu có giá.

Tuy vậy, xin nhắc lại: Một nghìn tỉ PapierMark đổi được một RentenMark. Và bạn hãy tưởng tượng xem những người thiệt hại nhất trong khoảng thời gian 1918 đến 1923 này là ai? Đó chính là những người thuộc tầng lớp trung lưu, những người có tài sản bằng tiền, những người gửi tiết kiệm, những người giữ công trái, những người nhận lương hưu trí…

Họ đã cảm thấy mình bị tước đoạt, họ đã mất hầu hết những gì mà họ đã dành dụm trong nhiều năm trời. Đó cũng là lí do tại sao mọi người cần có hiểu biết về tiền tệ và tiền thật, hiểu về lạm phát và nguy hiểm của việc chính phủ chi tiêu thâm hụt bằng cách in tiền. Nếu không, bạn có nguy cơ mất trắng số tiền mồ hôi nước mắt cả đời mà không hiểu nguyên nhân thực sự tại sao!

Thực sự thì giá trị và sự giàu có không bị mất đi hay giảm sút trong SIÊU LẠM PHÁT. Nó chỉ đơn giản dịch chuyển mà thôi. Và nhắc lại một lần nữa – chỉ có tiền thật là lưu giữ giá trị được qua thời gian. (tiền thật là gì thì đọc lại những bài trước: https://giaodichquyenchon.com/series/nuoc-my-se-roi-vao-khung-hoang-tien-te-nam-2016/)

gold

Một câu chuyện không lấy gì làm vui vẻ. Nhưng nó mang lại cho chúng ta nhiều bài học quan trọng.

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU.

Bởi những bài học sâu sắc về hệ quả của việc in tiền để cho chính phủ chi tiêu. Mà hiện nay các Chính phủ thường chọn biện pháp ĐI VAY để chi tiêu thay vì in tiền như trước đây. (Họ không giải quyết vấn đề từ gốc rễ là hãy tiết kiệm và đừng có chi tiêu thâm hụt, mà họ chọn đi vay bởi vì rất nhiều lí do – lí do phổ biến được đưa ra là để phát triển kinh tế xã hội – tin hay không tùy bạn!).

Để vay được tiền thì các chính phủ phát hành ra trái phiếu chính phủ. Nếu vay người dân trong nước thì trái phiếu được cam kết trả bằng nội tệ – tức tiền pháp lệnh của quốc gia. Còn vay nợ nước ngoài thì trái phiếu phải cam kết trả bằng ngoại tệ – hiện nay thường là USD. Chủ nợ cho các chính phủ vay là các ngân hàng thương mại lớn trên thế giới, những quỹ đầu tư trái phiếu lớn…

Như một logic thông thường, quốc gia nào có nền kinh tế vững mạnh, lịch sử tín dụng tốt thì lãi suất vay của trái phiếu nước đó thấp và ngược lại. Nước nào nền kinh tế yếu, nguy cơ cao thì lãi suất cao.

Bạn có thể hỏi: vậy các chính phủ thế chấp gì để vay tiền bằng trái phiếu? Nói một cách ngắn gọn thì họ thế chấp UY TÍN QUỐC GIA. Đó là một cách diễn đạt khác của cái gọi là Niềm Tin vào Chính Phủ.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn có thể “xù” nợ trái phiếu quốc tế một cách dễ dàng. Các chủ nợ quốc tế rất quyền lực, họ có thể thông qua nhiều biện pháp xiết nợ. Việc giữ tàu của Vinashin Việt Nam để thu hồi nợ là một ví dụ cho việc này. Hoặc kiện để tòa án New York tuyên bố Argentina phá sản năm 2014 là minh chứng khác cho quyền lực của chủ nợ quốc tế.

Còn nợ trái phiếu trong nước thì sao? Chính là nhà nước vay người dân chính quốc gia mình. Khoản này có nguy cơ bị “xù” không?nợ trái phiếu trong nước không cần “xù”. Nó sẽ được trả thông qua Lạm Phát – bởi tiền pháp định của một quốc gia mất giá theo thời gian. Để hiểu rõ bạn đọc ví dụ dưới đây

Ví dụ: Hôm nay bạn mua trái phiếu chính phủ mệnh giá 1 triệu đồng lãi suất kép 5%mỗi năm trong 5 năm. Vậy sau 5 bạn sẽ nhận được số tiền gốc và lãi kép 1.276.282 đồng.

Nhưng nếu tỉ lệ lạm phát thực là 10% thì sao? Tức là sức mua bị mất đi trung bình 10% mỗi năm. Vậy sau 5 năm 1.000.000 đồng của bạn đáng giá bao nhiêu? Nó có giá trị tương đương 792.470,4 đồng.

(Nếu bạn thắc mặc tại sao tôi tính được, thì có thể Google từ khóa : Công thức tính giá trị hiện tại của tiền). Ai lười thì cứ tin kết quả tôi tính đi – chắc không sai đâu!

Vậy là với 1 triệu cho chính phủ vay bây giờ. Sau 5 năm bạn có số tiền tương đương hơn 792 ngàn đồng. À mà họ còn trả tiền cho bạn bằng tiền họ đi vay lúc đó nữa chứ. Cứ như vậy LẠM PHÁT là công cụ để chính phủ rút tiền ra khỏi túi người dân một cách tự động!

Hơn nữa bạn hãy nhớ rằng: Những người cho chính phủ vay tiền không có trách nhiệm cũng như quyền hạn quản lý Chính phủ đó dùng tiền như thế nào. Và khi một chính phủ dùng tiền vay được để đưa vào lưu thông trong nền kinh tế của quốc gia mình thì nó vẫn là sự gia tăng về lượng tiền tệ trên thị trường, và nó vẫn gây ra Lạm Phát hay thậm chí Siêu Lạm Phát.

Trái phiếu Mỹ
Trái phiếu Mỹ

Hiện nay thị trường trái phiếu toàn cầu lớn hơn tất cả các thị trường chứng khoán thế giới cộng lại. Và quan trọng: Chúng chủ yếu được đảm bảo bằng đồng USD – tức là cam kết thanh toán bằng USD. Điều này chứng tỏ, thế giới vẫn rất tin vào nền kinh tế Mỹ! – Cũng đúng thôi, dù sao nền kinh tế của họ vẫn mạnh nhất.

Nếu nước Mỹ vay tiền bằng trái phiếu chính phủ. Họ cam kết thanh toán bằng gì? USD – tất nhiên rồi – và như vậy xét trên phương diện VAY TIỀN BẰNG TRÁI PHIẾU – thì nước Mỹ không có khái niệm CHỦ NỢ NƯỚC NGOÀI. Họ – chính phủ Mỹ có thể thông qua việc mất giá của đồng USD để rút tiền ra khỏi túi của người dân lao động toàn thế giới!

Đây là một kết luận hết sức quan trọng cho an toàn tài chính của các bạn trong tương lai. Làm ơn hãy ghi nhớ điều đó!

Bài sau: TÌNH HÌNH HIỆN TẠI CỦA NƯỚC MỸ VÀ THẾ GIỚI – DỰ ĐOÁN CỦA KIYOSAKI VÀ NHỮNG ĐIỀU TÔI ĐỒNG Ý – KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG.

Bài Cuối: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ CƠ HỘI NGÀN NĂM CÓ MỘT? GIẢI PHÁP LÀ GÌ KHI CHÚNG TA LÀ NGƯỜI VIỆT NAM?

 

LEAVE A REPLY