Phần 6: Năm 2016, liệu nước Mỹ và thế giới có rơi vào khủng hoảng như KIYOSAKI dự đoán?

0
942

THẾ GIỚI HIỆN CÓ BAO NHIÊU TIỀN TỆ? CÁC CHÍNH PHỦ NỢ BAO NHIÊU? NỀN KINH TẾ MỸ CÓ CÒN ĐÁNG TIN VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ DỰ ĐOÁN CỦA KIYOSAKI

Trước hết xin được cảm ơn những người bạn, các anh chị (và các em) đã nhắn tin động viên tinh thần cho Series bài viết này của tôi. Cảm ơn mọi người rất nhiều. Tôi sẽ tiếp tục cố gắng viết những bài chất lượng hơn nữa (Mặc dù nói thật, viết là một việc gây rất nhiều “đau đớn” đối với một người lười như tôi).

Trong những bài trước, tôi đơn thuần kể chuyện lịch sử kết hợp giải thích những khái niệm LIÊN QUAN để mọi người có thể hình dung được chính xác điều mà Kiyosaki nói đến. Ông ấy cũng căn cứ vào lịch sử để đưa ra dự đoán của mình – tôi chỉ kể chi tiết cho các bạn biết đó cụ thể là những gì – tất nhiên chưa đủ đâu nhưng kể những điểm chính là được rồi.

Nếu bạn đọc những bài trước của tôi và cảm thấy “Ôi sắp tận thế đến nơi rồi – tiền tệ sắp sụp đổ, phải mua vàng mới an toàn” . Thì bạn nên bình tĩnh!  Đó dù sao cũng là lịch sử, mặc dù lịch sử luôn cho chúng ta nhiều chỉ dẫn quan trọng. Nhưng cũng có câu nói rằng “lịch sử luôn lặp lại nhưng không có gì giống như trước nữa”.

Bởi vì thế giới đang thay đổi rất nhanh .  Cho nên bài này chúng ta sẽ xem xét tình hình hiện tại và phân tích dự báo của Kiyosaki để xem cái gì “lặp lại” và cái gì “không còn như trước nữa”

THẾ GIỚI ĐANG CÓ BAO NHIỀU TIỀN.

714086-how-much-money-is-there-on-earth-

Sau khi đọc các bài trước, chắc hẳn các bạn có thể hiểu khi các chính phủ đưa vào lưu thông một lượng lớn tiền tệ trong khi lượng của cải vật chất trong xã hội không thay đổi tương ứng. Gây nên hiện tương giá tăng cao đột biến trong thời gian dài – đó chính là Siêu Lạm Phát.

Vậy tóm lại: thế giới này đang có bao nhiêu tiền tệ?

Câu trả lời là: Nếu hiểu tiền tệ là các khoản như tiền xu, tiền giấy, tiền tiết kiệm, tổng số tài khoản… thì tổng số là 80 900 tỷ (hay 80,9 nghìn tỷ USD)

Tuy nhiên tiền tệ trên thế giới này không chỉ có vậy. Chúng ta còn các sản phẩm phái sinh (DERIVATIVE). Và lượng tiền trên thế giới nếu tính cả số lượng sản phẩm phái sinh thì sẽ rơi vào khoảng 1 200 000 tỷ (hay 1,2 triệu tỷ USD).

Có vẻ khó tưởng tượng đúng không? Bởi vì dù là 80,9 nghìn tỷ đô Mỹ hay 1,2 triệu tỷ USD thì cũng chỉ là con số. Mà chúng ta thì đến triệu USD còn chả có, làm sao tưởng tượng ra nghìn tỷ với triệu tỷ nó ra sao.

Bạn hãy tưởng tượng ntn: nếu xếp từng tờ 100$ chồng lên nhau. Thì 80,9 nghìn tỷ đủ để tạo thành 3 cây cầu độc mộc từ TRÁI ĐẤT tới MẶT TRĂNG!

Để hình dung dễ dàng hơn nữa việc số tiền này lớn tới mức nào thì bạn hãy bấm vào link dưới để xem bức tranh về số tiền trên thế giới – trong bức tranh này để dễ tưởng tượng thì người ta vẽ cả lượng tiền tệ lưu thông ít nhất hiện nay là Bitcoin hay tài sản của Bill Gate và Warrent Buffett.

Infografic về tổng lượng tiền trên thế giới.

TÌNH HÌNH NƯỚC MỸ:

debt US

Chúng ta biết rằng Siêu Lạm Phát xảy ra khi một quốc gia bị thâm hụt chi tiêu nặng nề. Phải đi vay nhiều để chi trả. Chính phủ vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu, vậy thì hãy xem tình hình nợ nần của Mỹ ra sao.

Nhìn bức ảnh trong link trên hẳn bạn cũng thấy, nước Mỹ hiện nay chiếm khoảng 1/3 tổng số tiền nợ trên toàn thế giới (Châu Âu 26%, Nhật 20%). Phần lớn là nợ chính phủ. Vậy ai là chủ nợ của chính phủ Mỹ?

Chủ nợ lớn nhất chính là Công Dân Mỹ –  chiếm khoảng 36% tổng nợ chính phủ

Chủ nợ thứ hai là Trung Quốc – Chiếm khoảng hơn 11%

Chủ nợ thứ ba – Nhật Bản. Chiếm khoảng hơn 9%

Các chủ nợ lớn tiếp theo của Mỹ là Barazil, Đài Loan, Nga…

Như bài trước đã phân tích, xét trên phương diện phát hành trái phiếu chính phủ để vay nợ, thì nước Mỹ không có khái niệm chủ nợ nước ngoài. Họ hoàn toàn có thể để thời gian qua đi, sức mua giảm sút làm dần mất giá trị số nợ này.

Nhưng vấn đề là: Tại sao các nước khác – đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản lại mua nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ như vậy? (Chính là cho nước Mỹ vay tiền).

Điều này có liên quan tới CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ và CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ  của các quốc gia này.

Giải thích chi tiết thì hơi lằng nhằng. Để cho dễ thì bạn hãy tưởng tượng như sau:

Trung Quốc làm ăn kinh doanh với Mỹ và họ chọn chính sách giá rẻ để đưa hàng hóa vào thị trường Mỹ. Hàng năm, các doanh nghiệp bán hàng tại Mỹ thu tiền USD từ Mỹ về Trung Quốc và đổi thành Nhân Dân Tệ (NDT) để chi dùng trong nước. Lúc này NHTW Trung quốc có thừa USD và thiếu NDT. Theo lẽ thường thì họ cần bán USD trên thị trường ngoại hối và mua vào NDT. Như vấy sẽ khiến USD giảm giá so với NDT và hàng hóa Trung Quốc sẽ trở nên đắt đỏ tại Mỹ. Chính phủ Trung Quốc không muốn như vậy, họ muốn giữ đồng NDT có giá thấp so với USD.

Và để làm được điều đó NHTW Trung Quốc giữ số USD lại – dùng nó mua một tài sản tính bằng USD – thường xuyên nhất chính là Trái Phiếu kho bạc Mỹ.

china and US

Rồi xong, vậy họ lấy NDT đâu ra để đưa cho các doanh nghiệp – câu trả lời đơn giản : Họ in ra NDT.

Các quốc gia khác có thặng dư thương mại với Mỹ cũng làm tương tự như vậy.

Bây giờ bạn đã hiểu tại sao các quốc gia khác lại mua Trái Phiếu chính phủ Mỹ nhiều như vậy rồi chứ?

ĐIỂM QUAN TRỌNG:

Như vậy, chính phủ Mỹ bù đắp thâm hụt ngân sách (chi tiêu quá nhiều so với tiền thu được từ thuế) bằng các khoản vay từ những NHTW các nước khác. Mà NHTW các nước này lại “tạo ra tiền” để cho nước Mỹ vay.

Vì vậy có thể nói : Thâm hụt ngân sách của Mỹ được bù đắp bằng tiền tạo ra từ các NHTW các nước khác.

Khi làm như vậy, họ sẽ tạo ra một lượng lớn tiền pháp lệnh trong nền kinh tế ở quốc gia họ, và điều đó khiến nền kinh tế bùng nổ, bong bóng khắp nơi. Cuối cùng gây ra lạm phát cao ở chính quốc gia mình. Chỉ những người dân cả tin và thiếu kiến thức tiền tệ là thiệt thòi do tiền của họ bị mất SỨC MUA.

Giai đoạn niện nay, các nước chủ nợ của Mỹ đã dần “ngấm đòn” khi nước Mỹ liên tục phá giá đồng USD làm giảm giá trị các khoản nợ của mình. Và Chỉ cần Google thôi bạn sẽ thấy rất nhiều thông tin về việc Trung Quốc mang tiền đi mua tài sản khắp nơi trên thế giới.

Khi các NHTW quốc gia khác bán trái phiếu chính phủ Mỹ đi để mua vào những tài sản “không in được” như là các mỏ kim loại, vàng bạc đồng… mỏ khoáng sản, than đá, dầu… mua bất động sản hay mua lại những công ty lớn… thì chuyện gì xảy ra.

À lúc này USD được đem ra lưu thông trên phạm vi toàn thế giới. Và lượng tiền USD tăng dần lên đồng nghĩa với việc giá cả hàng hóa vật chất tính theo USD tăng dần lên. Tức là USD mất giá trên phạm vi toàn thế giới.

Tuy nhiên theo những gì tôi quan sát thì Trái Phiếu chính phủ Mỹ vẫn luôn được xếp vào nhóm AN TOÀN NHẤT, XỊN NHẤT trên thị trường trái phiếu. Tức là thanh khoản rất cao. Có NHTW (ngân hàng trung ương) bán sẽ có NHTW khác hoặc NHTM (ngân hàng thương mại) khác mua lại ngay. Bởi vì Thế Giới vẫn tin vào nước Mỹ.

TÔI CŨNG TIN VÀO NỀN KINH TẾ MỸ.

Nói tôi tin vào NỀN KINH TẾ MỸ cũng không hoàn toàn đúng. Đúng ra phải nói là tôi tin vào THUNG LŨNG SILICON và tin vào những cái đầu lèo lái chính sách tiền tệ của Mỹ.

Tại sao nói tôi tin vào thung Lũng Silicon.siliconvalley

Nếu bạn còn nhớ, bài về lịch sử của Tiền đã nói. “Khi bạn tạo ra của cải vật chất, tạo ra giá trị cho thế giới này là bạn đang tạo ra tiền thật”. Và theo quan điểm cá nhân tôi thì Silicon Valley đang là nơi tạo ra nhiều giá trị nhất thế giới. Khó có thể đo đếm hay dự đoán giá trị mà thung lung silicon mang lại trong tương lai. Tuy nhiên chắc chắn là không nhỏ. Và nó là điểm tựa quan trọng để thế giới vẫn tin tưởng vào đồng Đô La Mỹ.

 

Nói tôi tin vào những cái đầu đang lèo lái chính sách tiền tệ của Mỹ bởi vì  Niềm tin này của tôi đến từ lịch sử.

Nếu bạn đọc lịch sử kinh tế Mỹ bạn sẽ biết rằng, vào thập niên 70-80 Nhật Bản khi đó là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Người Nhật ồ ạt đầu tư vào thị trường tài chính Mỹ, lùng mua lượng lớn tài sản trên đất Mỹ. Đến nỗi ngay cả hai biểu tượng Mỹ là tòa nhà Rockefeller và hãng phim Colombia Pictures cũng rơi vào tay Nhật Bản. Thâm hụt thương mại ngày một lớn có lợi cho Nhật Bản, các cuộc chiến thương mại giữa hai bên diễn ra liên miên, nước Mỹ hoảng hồn suốt ngày nói về “mối nguy Nhật Bản” hệt như nói về Trung Quốc hiện nay.

Sau đó: Nước Mỹ tiến hành một cuộc “chiến tranh tiền tệ” với nước Nhật bằng cách phá giá đồng USD (phá tới 50% so với đồng Yên). Sau đó Mỹ hậu thuẫn tạo ra cuộc cách mạng hồi giáo lật đổ Sarah trong vòng từ năm 1979 – 1980 làm giá dầu tăng cao. ẢNh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Nhật Bản. Khiến Nhật Bản rơi vào suy thoái. (Có vẻ mọi thứ đang được lặp lại, nhưng theo môt cách khác. Không phải tăng giá dầu mà là giảm giá dầu).

Bên cạnh đó Mỹ xây dựng cho mình một môi trường phát triển kinh tế hết sức là năng động, sáng tạo. Khuyến khích hết cỡ những công ty công nghệ những không can thiệp quá sâu và để thị trường tự vận động, đào thải các công ty yếu kém. Ngược lại, Nhật lựa chọn bảo hộ cho những tập đoàn lớn để giảm lượng người thất nghiệp, cho dù các tập đoàn này ngày càng kém hiệu quả. Vì vậy mới tạo ra những “công ty xác sống” ở Nhật như hiện nay (Google để biết chi tiét).

Vì vậy BẠN HÃY LÀM ƠN NHỚ RẰNG: DÙ USD CÓ MẤT GIÁ TRÊN PHẠM VI TOÀN THẾ GIỚI ĐI CHĂNG NỮA THÌ SO VỚI ĐA SỐ NHỮNG ĐỒNG TIỀN PHÁP LỆNH KHÁC ( NHÂN DÂN TỆ , YÊN, EURO…) NÓ VẪN MẠNH HƠN. – TẤT NHIÊN ĐÂY CHỈ LÀ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN TÔI.

DỰ ĐOÁN CỦA KIYOSAKI.

Dự đoán của Kiyosaky chia làm 2 phần.

[indeed-social-locker sm_list=’fb,,go1′ sm_template=’ism_template_1′ sm_list_align=’horizontal’ sm_display_counts=’false’ sm_display_full_name=’true’ unlock_type=1 locker_template=2 sm_d_text=’

Nội dung đoạn này bị tạm khóa!

Hãy click vào nút Facebook hoặc Google, chia sẻ bài viết và đọc tiếp nhận định của tôi về dự đoán của ông R.Kiyosaki nhé!

‘ ism_overlock=’default’ disable_mobile=1 ]

Thứ nhất ông ấy dự đoán sẽ có Money Collapse xảy ra và thứ hai ông ấy đoán thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ trong năm nay – năm 2016.

MONEY COLLAPSE

Trong dự đoán của KIYOSAKI  tôi chỉ đồng ý với ông ấy ở một điểm đó là Money Collapse sẽ xảy ra và đồng USD sẽ bị mất giá mạnh so với tiền thật là Vàng, Bạc.

Money Collapse gần như là một quy luật của tiền tệ. Dù đã có thời hùng mạnh như đồng tiền La MÃ thì cũng không thoát khỏi số phận. Bởi vì chi tiêu thâm hụt là đặc tính của các chính phủ – rất khó để dừng lại. Thậm chí ngày càng tăng lên.

Tuy nhiên hiện nay: nền kinh tế Mỹ vẫn còn vững và đang hồi phục tốt, Niềm tin của thế giới vào đồng USD vẫn còn khá là chắc chắn. (tiền tệ chỉ sụp đổ khi niềm tin vào nó sụp đổ). Chưa kể nước Mỹ vẫn còn nhiều “bài tẩy” chưa tung ra.

Vì lý do đó, tôi không tin 2016 là năm mà nước Mỹ đối mặt với Money Collapse.

Tuy vậy nhắc lại lần nữa USD vẫn sẽ dần mất giá so với Vàng Bạc – nó chỉ mạnh so với những đồng tiền pháp lệnh khác.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ KHỦNG HOẢNG VÀO 2016.

Điểm này thì tôi dứt khoát không đồng ý với KIYOSAKI. Bởi vì dù theo kịch bản nào cũng khó xảy ra khủng hoảng ở TTCK Mỹ năm nay.

Kịch bản đàu tiên: nếu là Siêu Lạm Phát xảy ra. Khi đó là Nền kinh tế khủng hoảng do siêu lạm phát chứ không phải TTCK khủng hoảng. Nếu chọn đúng công ty tốt, thậm chí cổ phiếu còn tăng giá nhanh hơn lạm phát.

Vì sao? Bạn nhìn lại bài về Siêu Lạm Phát ở Đức 1920 sẽ hiểu. Lúc đấy mọi thứ đều có giá so với tiền. Cổ phiếu của những công ty cung cấp hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm… chắc chắn sẽ tăng mạnh. Bên cạnh đó những công ty có sản phẩm hữu hình cũng sẽ tăng mạnh. Đơn giản vì sản phẩm của họ tăng giá so với tiền tệ – thế thì cổ phiếu công ty sẽ tăng theo.

Kịch bản số hai: Không có siêu lạm phát xảy ra: vậy thì nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục ổn định, thậm chí còn phục hồi tốt. Nền kinh tế chưa có xuất hiện bong bóng tài sản nào. Thế thì có lý do gì khiến TTCK lâm vào khủng hoảng?

Những ai theo dõi TTCK Mỹ từ đầu 2016 có lẽ sẽ thấy một thời gian thị trường giảm. Tuy nhiên lý do của việc sụt giảm này không phải là do Money Collapse và nó cũng chưa thể gọi là Khủng Hoảng TTCK.

Lý do này cũng được KIYOSAKI nhắc tới và tối sẽ viết kĩ trong BÀI SAU – BÀI CUỐI CÙNG của Serise này. Do bài này dài quá rồi.

TÓM LẠI: Tôi tin là đống USD sẽ mất giá nhiều so với Vàng Bạc. VÀ ĐÓ LÀ CƠ HỘI TUYỆT HẢO. Tuy nhiên tôi không tin là sẽ có Siêu Lạm Phát và khủng hoảng TTCK Mỹ trong năm nay.

[/indeed-social-locker]

Bài Cuối: TẬN DỤNG CƠ HỘI NÀY NHƯ THẾ NÀO? CẦN TRANG BỊ NHỮNG GÌ!

 

Thanh Huyền

LEAVE A REPLY